1 số lợi ích ngâm chân bằng ngải cứu

Ngải cứu từ lâu được biết đến là một dược liệu quý trong y học cổ truyền. Là loại thảo dược mọc rất nhiều ở Việt nam.

Khi nói đến cây ngải cứu, đây là một loại cây không thể quen thuộc hơn với người dân Việt Nam. Chúng là loại cây thân thảo ưa ẩm, dễ sinh trưởng và sống lâu năm. Lá ngải cứu mọc so le, có màu lục sẫm khi bị vò nát sẽ có mùi hắc hương thoảng.

Đặc biệt, trong loại cây này chứa nhiều Flavonoid và các amino acid có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh khác nhau trong y học. Đồng thời, trong ngải cứu còn chứa một lượng lớn tinh dầu, chúng rất tốt trong việc chống lại các loại côn trùng.

Nếu ngâm chân với ngải cứu, cơ thể sẽ nhận nhiều lợi ích bất ngờ.

Người Trung Quốc rất coi trọng cây ngải cứu, nó không chỉ là một loại rau dại mà còn là vị thuốc Đông y quan trọng. Ngải cứu có vị cay, đắng, tính ấm, thông kinh lạc tỳ, bổ gan và thận cùng vô vàn lợi ích khác.

Ngải cứu không chỉ ăn được mà tác dụng ngâm chân cũng rất hiệu quả, nhất là đối với những người bị gan nóng, ra nhiều mồ hôi. Nếu ngâm chân với ngải cứu đều đặn, da mặt sẽ bớt nhờn, tinh thần sảng khoái, mụn thâm mờ đi…

Ngày nay, với công nghệ hiện đại người ta đã biết sấy khô ngải cứu ép lại thành bánh để tiện bảo quản được lâu và phân phối đi các nơi dễ dàng.

Mục lục

1.Lợi ích của ngải cứu đối với sức khỏe con người

Y học hiện đại cho rằng, bàn chân là “trái tim thứ 2” của cơ thể con người. Bàn chân có vô số dây thần kinh có mối liên hệ mật thiết với não bộ. Vì vậy, ngâm chân bằng nước ấm có thể nâng cao khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng bồi bổ, kéo dài tuổi thọ. Sau đây là một số lợi ích khi ngâm chân với ngải cứu.

  1.  Khi bị viêm loét miệng, viêm tai giữa, sưng họng… đều do nóng trong người gây ra. Vì vậy, đun sôi lá ngải cứu với nước, ngâm chân trong nước ấm, đợi một lúc toàn thân ra mồ hôi nhẹ là được. Sau đó uống thêm một ít nước ấm. Nếu ngâm chân liên tục trong 2,3 ngày, bớt ăn đồ lạnh, chú ý nghỉ ngơi, bệnh tình sẽ thuyên giảm.
  2.  Ngâm chân với ngải cứu với nước nóng mỗi ngày có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy lùi ẩm ướt, lạnh lẽo trong cơ thể. Hơn nữa, ngải cứu có thể đả thông 12 kinh mạch, điều hòa âm dương.
  3.  Ngải cứu ngâm chân trị nấm da chân, nấm da đầu.

4. Giải độc: Một giờ sau khi ngâm chân, một lượng lớn các chất chuyển hóa trong cơ thể, chẳng hạn như tinh thể axit lactic, axit creatinin, axit uric… có thể được bài tiết qua nước tiểu. Ngải cứu được ví như một chất giải độc, sau khi ngâm chân bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nét mặt vui vẻ.

5. Có tác dụng rõ rệt đối với lưu lượng kinh nguyệt của phụ nữ, làm ấm tay chân, chữa viêm nhiễm phụ khoa, tê nhức vùng thắt lưng và chân.

6. Ngải cứu có thể cải thiện đáng kể và tăng cường chức năng tình dục của nam giới.

7. Khử gốc tự do, chống lão hóa, làm đẹp.

8. Người trung niên và người già nếu ngâm chân với ngải cứu sẽ giúp đôi chân của họ trở nên thoải mái, dễ chịu và khoẻ mạnh hơn.

9. Tăng cường cung cấp máu và oxy cung cấp cho não một cách tỉ mỉ và dồi dào, có lợi cho học tập và trí nhớ.

10. Tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh.

11. Có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa và điều trị táo bón.

12. Khử phong thấp, lợi khớp.

Ngoài để ngâm chân ngải cứu còn có thể ăn

2.Ăn nhiều ngải cứu có tốt không?

Ngải cứu có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người. Tuy nhiên, khi dùng trong bất kỳ trường hợp nào thì cũng cần phải hết sức lưu ý. Trong dân gian cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể khiến bạn bị ngộ độc và làm phản lại tác dụng.

Vậy nên, theo kiến nghị thì mỗi lần chỉ nên ăn nhiều nhất 5 ngọn và không nên dùng quá 3 lần/ tuần.

3.Một số bài thuốc điều trị từ ngải cứu

  1. Trị mụn cóc, mụn cơm: Lá ngải cứu giã nhỏ dùng đắp lên mụn cóc hoặc mụn cơm mỗi ngày kéo dài trong khoảng 3-10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt;

  2. Trị mụn trứng cá: Lấy ngải cứu giã nhỏ rồi cũng đắp lên vùng mụn trứng cá, chờ 20 phút rồi rửa sạch. Hãy kiên trì là sẽ rất nhanh hết mụn.

  3. Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy: Sau khi giã nát ngải cứu, vắt lấy nước cốt rồi đem hòa vào nước tắm hàng ngày. Thực hiện liên tục trong vài ngày để thấy tác dụng phát huy.

  4. Trị bong gân: dùng lá ngải cứu tươi giã nát hoặc lá ngải cứu khô tẩm rượu rồi bó vào khu vực bong gân mỗi ngày/ 1 lần, còn nếu vùng bị đau và sưng tấy hơn thì nên làm 2 lần/ ngày. Bạn cũng có thể thay rượu thành giấm đều mang lại hiệu quả tương đương.

  5. Dưỡng da: Rửa sạch ngải cứu rồi chần qua, sau đó đem ra thái nhỏ, đun sôi trong 500ml nước khoảng 20 phút. Rồi hãy lọc bỏ bã, để nguội rồi dùng tương tự như nước hoa hồng.

  6. Trị cảm cúm: Dùng lá ngải cứu, vỏ bưởi, lá khuynh diệp đun với 2 lít nước, rồi đem ra để xông hơi trong vòng 15 phút, thực hiện liên tục từ 2 – 3 ngày sẽ rất nhanh trị được bệnh cảm.

4.Phương pháp ngâm chân bằng lá ngải cứu 

Cho một nắm ngải cứu hay bánh ngải khô vào nồi sạch, sau đó cho một lượng nước thích hợp vào, đun lửa nhỏ khoảng 10 phút. Đợi nước nguội tự nhiên mới ngâm chân, không nên pha nước thêm. Ngoài ra, có thể thêm một số dược liệu khác tuỳ theo thể trạng.

Khi ngâm chân, cần chú ý không ngâm quá lâu, 15-30 phút là thích hợp nhất, mỗi tuần 3-4 lần, tránh ngâm chân vào đêm khuya. Người bị sốt, huyết áp thấp, tiểu đường nếu dùng ngải cứu để ngâm chân cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Thời điểm ngâm tốt nhất là trước khi ngủ. Mọi người nên tránh ngâm chân trước và sau khi ăn khoảng 1 giờ.

+ Nhiệt độ bước ngâm chân chừng 40 độ C. Ngâm nhiệt độ nước quá cao dễ khiến cho da bị tổn thương, bỏng. Trong thời gian ngâm, mọi người có thể cho thêm nước nóng để duy trì nhiệt độ. Nếu thấy cơ thẻ nóng lên, đổ mồ hôi nhẹ, da chân ửng đỏ là tốt nhất. Thời gian ngâm chân khoảng 20-30 phút, không nên ngâm quá lâu.

+ Chỉ ngâm chân thôi chưa đủ: Mọi người sau ngâm chân cần kết hợp mát xa các huyệt dưới lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân giúp cho khí huyết lưu thông

+ Trước và sau khi ngâm chân nên uống chút nước ấm để tạo điều kiện tốt cho cơ thể được thải độc và bù nước. Sau khi ngâm, mọi người cần dùng khăn khô lau sạch chân và ủ ấm chân ngay trong những ngày lạnh giá để tránh bị lạnh.

5.Những đối tượng nên và không nên dùng ngải cứu

Đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc đang gặp các vấn đề về sức khỏe thì không nên sử dụng ngải cứu. Điển hình một số tình trạng như sau:

  1. Mang thai: Người mẹ đang mang thai không nên sử dụng ngải cứu để tránh bị sảy thai.

  2. Đang cho con bú.

  3. Động kinh: Thuốc kích thích não bộ đồng thời còn có thể gây co giật. Ngoài ra, ngải cứu sẽ phản ứng với thuốc và làm tác dụng của các loại thuốc chống động kinh như gabapentin và và primidone;

  4. Bệnh lý tim: sử dụng ngải cứu trên những người có bệnh lý về tim đang điều trị Warfarin có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa.

  5. Bệnh lý ở thận: Ngải cứu rất độc cho người bị thận, làm tăng nguy cơ suy thận;

  6. Dị ứng.

Tốt nhất, việc sử dụng ngải cứu hay những loại thảo dược khác trong bất kỳ mục đích nào thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

                                                                                                                                                     Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Mộc Tâm An có cung cấp đầy đủ các loại bánh ngải cứu và bồn ngâm chân, quý khách cần mua hàng xin liên hệ số điện thoại: 0985.887.894 hoặc 0934.973755 để biết thêm nhiều mặt hàng chuyên cho ngành dưỡng sinh xin quý khách ghé web: dungcugoidauduongsinh.com

1 những suy nghĩ trên “1 số lợi ích ngâm chân bằng ngải cứu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mục lục
Chỉ mục